Theo nhận xét của CNN, hãng thời trang hàng hiệu xa xỉ D & G cần phải nghiêm túc nhìn nhận và dọn sạch “đống lộn xộn” họ gây ra ở thị trường Trung Quốc.

Sự việc bắt nguồn từ mẫu quảng cáo TVC của hãng, một cô người mẫu Trung Quốc điệu đà nhưng lúng túng cầm đũa ăn pizza. Phẫn nộ đã dấy lên trong cộng đồng người Hoa, bởi vì thông điệp mang tính thiếu tôn trọng và phân biệt chủng tộc.

Từ đó, nhiều ngôi sao nước này đã kêu gọi tẩy chay hàng thời trang D & G. Ngoài ra, các trang tmđt lớn như Taobao, T Mall cũng đồng loạt gỡ tất cả sản phẩm.

Có thể thấy đây là thảm hoạ về khủng hoảng thương hiệu, khi mà thị trường Trung Quốc đang chứng tỏ mình là giới siêu giàu và có đam mê mua hàng hiệu chứng tỏ địa vị bản thân.

Với các marketing communication agency, Khủng hoảng như một đám cháy. Những ứng xử thiếu kinh nghiệm, không phù hợp và chưa được chuẩn bị sẵn sàng như một ngọn gió mạnh – làm đám cháy lan ra nhanh chóng, và đôi khi chuyển hướng bất ngờ, khiến tình trạng trở nên không thể kiểm soát. Đặc biệt trên môi trường Internet, người tiêu dùng thực sự bị ảnh hưởng bởi dư luận diễn ra. Họ mua sắm và chủ động đi tìm kiếm những thông tin thuyết phục. Như lời chia sẻ của ông Andrew Gilman, “ bạn có thể là một thương hiệu toàn cầu, nhưng bạn cần có sự nhạy cảm địa phương”.