Ngành làm đẹp thẩm mỹ được liên tưởng tới cụm từ khá “chua chát” là “ngành dao kéo” hay “nhân bản vô tính”. Với đối tượng đang quan tâm, thẩm mỹ đem đến cảm xúc sự hy vọng và thay đổi diện mạo cuộc đời. Ngược lại, một số khách hàng nhìn nhận nó gắn liền với sự đua đòi và giả tạo. Lý do vì sao chi phí để có một khách hàng mới tăng vọt không tưởng trong khoảng 3-4 năm trở lại đây. Vì thế, thị trường đòi hỏi có một marketing strategy agency đủ tầm để xây dựng kế hoạch và chiến lược bài bản.

Trong ngành làm đẹp này, thương hiệu và hình ảnh đã rất quan trọng thuyết phục khách hàng, trải nghiệm và cảm xúc của họ còn quan trọng hơn trong việc giữ vững và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Theo định nghĩa trong ngành, trải nghiệm đó là cảm xúc của chúng ta sau khi tiếp xúc với tất cả những hoạt động doanh nghiệp kết nối từ sự chú ý, cân nhắc, hành động và chia sẻ.

Trên mỗi chặng hành trình của khách hành, doanh nghiệp ngành làm đẹp cần hoàn thiện các nhiệm vụ và quản trị để tối đa hoá trải nghiệm của khách hàng.

Có thể kể đến những ví dụ điển hình của các hoạt động tăng sự trải nghiệm như: nghiên cứu phát triển các gói sản phẩm, hình ảnh của ban lãnh đạo và đội ngũ bác sĩ, đào tạo quy tắc ứng xử của nhân viên, không gian và nơi tiếp khách… tất cả đều hoà quyện vào một để xây dựng hình ảnh mỹ miều nhất.

Doanh nghiệp cần lưu ý, rất nhiều công ty đã gặp sai lầm  khi cố gắng tạo ra trải nghiệm dựa trên những cảm nhận chủ quan về khách hàng thay vì thực sự thu thập những phản hồi từ khách hàng và tích hợp những phản hồi đó vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Việc tạo ra trải nghiệm khách hàng cần phải bắt đầu bằng việc hỏi những câu hỏi đúng và nhận dạng đâu là những nhân tố chính có thể tạo ra ấn tượng với khách hàng. Khi đã có được sự hiểu biết khá rõ về khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu đó để thiết kế một chiến lược trải nghiệm có thể củng cố những thế mạnh hấp dẫn khách hàng.